Lợi ích tuyệt vời của củ khoai tây

Lợi ích tuyệt vời của củ khoai tây

Lịch sử của củ khoai tây

Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô]. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.

Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ, từ Hoa Kỳ cho tới miền nam Chile. Người ta từng cho rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều địa điểm, nhưng sau đó thử nghiệm di truyền học trên nhiều giống cây trồng và các loại khoai tây hoang dã đã chứng tỏ có một nguồn gốc duy nhất của khoai tây là ở khu vực miền nam Peru và cực tây bắc Bolivia ngày nay. Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes.

Sau cuộc chinh phục Đế chế Inca của Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha giới du nhập khoai tây vào châu Âu trong nửa cuối thế kỷ XVI. Sau đó nó được vận tải chủ yếu bằng đường biển ra các vùng lãnh thổ và hải cảng trên toàn thế giới. Khoai tây bị người nông dân châu Âu chậm chấp nhận do họ không tin tưởng. Để rồi sau đó nó trở thành một cây lương thực quan trọng và là cây trồng đóng vai trò làm bùng nổ dân số châu lục này trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ban đầu khoai tây thiếu đa dạng di truyền, do có rất hạn chế số lượng giống cây được giới thiệu, nó còn là cây trồng dễ bị bệnh. Năm 1845, một căn bệnh thực vật gọi là bệnh rụng lá gây ra bởi nấm oomycete infestans Phytophthora, lây lan nhanh chóng thông qua các cộng đồng nghèo ở miền tây Ailen, dẫn đến mùa màng thất bát và xảy ra nạn đói. Hàng ngàn giống cây vẫ còn tồn tại ở vùng Andes, nơi mà 100 giống khoai tây khác nhau có thể tìm thấy, nhiều giống được lưu trồng bởi những hộ nông dân.

Chế độ ăn uống hàng năm của một công dân tính trung bình toàn cầu trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI bao gồm khoảng 33 kg khoai tây. Nó vẫn là cây trồng chủ lực của châu Âu (đặc biệt là phía đông và trung tâm châu Âu), nơi sản xuất khoai tây bình quân đầu người lớn nhất, nhưng việc mở rộng trồng trọt khoai tây diễn ra mạnh mẽ nhất tại Nam Á và Đông Á trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc hiện là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, gần 1/3 sản lượng khoai tây Thế giới được thu hoạch ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 1.

Khoai tây được nhập vào Việt Nam năm 1890. Từ năm 1980, khoai tây được quan tâm và đã có đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước mà Viện Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (KHKTNNVN) là cơ quan chủ trì. Nhờ vậy, năng suất khoai tây đã được nâng cao, trước thường là 8 tấn/ha, cao nhất là 18-20 tấn/ha, từ năm 1981 đến nay, năng suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha, cao nhất đạt 35-40 tấn/ha, có thời điểm khoai tây đã xuất khẩu sang Nga (có năm tới 1.000 tấn). Khi lương thực lúa gạo và ngô dồi dào thì khoai tây được nghiên cứu theo hướng chất lượng và hiệu quả.

Những lợi ích của củ khoai tây

Không chỉ giúp đẹp da, đẹp dáng mà khoai tây còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe tổng thể.

Tăng cường hệ miễn dịch

Cứ 100gr khoai tây chứa 19.7mg vitamin C. Khi cơ thể được nạp đủ vitamin C thì hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường đáng kể giúp ngăn ngừa các loại cảm. Do đó, ăn khoai tây cũng là cách giúp cung cấp lượng vitamin C đáng kể cho cơ thể khỏe mạnh để chống lại các loại bệnh hiệu quả hơn.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 1.

Xương chắc khỏe

Khoai tây chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, phốt pho, canxi, magie và kẽm có tác dụng giúp cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh. Đặc biệt trong đó sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tổng hợp collagen. Phốt pho và canxi đều có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương, ngoài ra magiê và canxi còn giúp giảm tình trạng bệnh thấp khớp hiệu quả.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 2.

Ổn định huyết áp

Thói quen tiêu thụ ít natri (muối) là điều cần thiết cho việc duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, đi kèm theo đó thì việc tăng lượng kali cũng quan trọng không kém. Kali có tác dụng giãn mạch cũng như tăng độ đàn hồi các mạch máu giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn nên cũng ngăn ngừa sự bất ổn của huyết áp. Trong khi đó kali, canxi và magie có trong khoai tây sẽ là bài thuốc ổn định huyết áp tự nhiên và hiệu quả.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 3.

Tăng cường sức khoẻ tim mạch

Chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B6 có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể, giúp hỗ trợ sức khoẻ tim mạch tốt hơn. Ngoài ra, lượng chất xơ đáng kể trong khoai tây giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 4.

Giúp da khỏe mạnh

Vitamin C dồi dào trong khoai tây có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể hiệu quả hơn. Một khi collagen được sản sinh đủ thì làn da sẽ săn chắc, chống chảy xệ và nếp nhăn hiệu quả.

Ngoài ra, vitamin C trong khoai tây còn hoạt động như một chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa các thiệt hại do ánh nắng, ô nhiễm và khói bụi gây ra. Ngoài ra, vitamin B tổng hợp cùng các khoáng chất khác như kali, magie, phốt pho và kẽm đều rất tốt cho da giúp da khỏe mạnh, săn chắc và tươi trẻ hơn.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 5.

Ngăn ngừa ung thư

Khoai tây chứa folate. Folate đóng một vai trò trong quá trình tổng hợp và phục hồi DNA hư tổn, vì vậy nó có khả năng ngăn ngừa được nhiều loại tế bào ung thư hình thành do các đột biến trong DNA. Ngoài ra, vitamin C và quercetin cũng có chức năng như chất chống oxy hoá, bảo vệ tế bào chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 6.

Ổn định cân nặng

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai tây được công nhận là yếu tố quan trọng giúp giảm cân hiệu quả. Khi tiêu thụ một củ khoai tây, bạn sẽ thấy nhanh no và no lâu hơn nên giảm thèm ăn và ăn ít hơn. Từ đó cũng ít nguy cơ tăng cân đáng kể.

Ngoài ra, chất xơ trong khoai tây cũng giúp hỗ trợ quá hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp phân hủy và chuyển hóa carbohydrate và protein thành năng lượng cho cơ thể hoạt động nên cũng hỗ trợ giảm cân tốt hơn.

Khoai tây và 7 lợi ích không ngờ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn thường xuyên hơn - Ảnh 7.

Công dụng của vỏ khoai tây:

Vỏ khoai tây thường bị bỏ đi sau khi gọt. Đôi khi nó được sử dụng để làm đẹp.

Tuy nhiên, trên thực tế, vỏ khoai tây có rất nhiều tác dụng và ăn vỏ khoai tây sẽ có nhiều lợi ích với sức khỏe. Các chuyên gia cũng khuyên rằng khi ăn vỏ khoai tây, bạn có thể hơi bị khó tiêu, do vậy nên uống nhiều nước để tiêu hóa tốt hơn và dễ dàng hơn.

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe việc ăn khoai tây cả vỏ:

Hỗ trợ điều hòa huyết áp

Khoai tây chứa lượng kali phong phú, đó là một thành phần giúp điều hòa huyết áp. Khi bạn chế biến khoai tây, hãy để cả vỏ. Kali giúp thành mạch máu thư giãn, từ đó ngăn ngừa huyết áp cao.

Lợi ích sức khoẻ không ngờ của vỏ khoai tây - Ảnh 1.

Tốt cho chuyển hóa

Kali không chỉ tốt trong việc kiểm soát huyết áp mà còn tốt cho quá trình chuyển hóa. Theo các chuyên gia, khi ăn vỏ khoai tây, các dây thần kinh sẽ tự động được tăng cường.

Phòng ngừa thiếu máu

Nếu muốn phòng ngừa thiếu sắt hoặc thiếu máu, tốt nhất là bạn nên ăn vỏ khoai tây cùng với rau. Người ta cho rằng vỏ khoai tây chứa nhiều sắt sẽ làm tăng lượng sắt trong cơ thể.

Cung cấp năng lượng

Khoai tây chứa vitamin B3 và niacin, hai chất giúp tăng cường năng lượng. Niacin tác động lên cơ thể, tạo điều kiện chuyển đổi carbonhydrat thành năng lượng.

Chất xơ là một trong những thành phần tốt nhất và quan trọng nhất bạn cần bổ sung vào chế độ ăn. Vì khoai tây chứa nhiều chất xơ, nên ăn loại củ này cùng với vỏ. Các chuyên gia cho biết nếu bạn duy trì thói quen này, bạn có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng vì chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa.

Những lưu ý khi ăn khoai tây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây là món ăn hàng ngày, rất gần đối với người dân. Nó chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, đặc biệt khi khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao.

Khoai tây có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, vừa là loại thực phẩm tốt cho huyết áp, giữ cho huyết áp ổn định vừa cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thành mạch tim. Khoai tây còn rất giàu tinh bột có thể dễ dàng bị cơ thể đốt cháy để sản sinh năng lượng. Tuy nhiên, nếu chọn và chế biến sai cách khoai tây rất dễ biến thành chất độc.

Khoai tây chiên tăng huyết áp

Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp. Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ Brigham và Trường Y tế công cộng Harvard T.H. 8055

Không có gì ngạc nhiên với thông tin khoai tây chiên có hại cho sức khỏe của bạn, nhưng nghiên cứu không dừng lại ở đó, những thông tin nghiên cứu cho thấy tiêu thụ khoai tây còn liên quan với bệnh tăng huyết áp.

Khoai tây ăn theo cách này sẽ thành 'độc dược' cực hại sức khỏe - 2

Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp. Ảnh minh họa: Internet

Khoai tây + trứng gà = béo phì

Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.

Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu

Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.

Khoai tây bị héo chứa chất độc solanine

Nhiều người có thói quen mua với số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn. Solanine (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.

Khoai tây mọc mầm gây tử vong

Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine ma con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu. Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong).

Khoai tây mọc mầm có thể gây nguy hiểm

Khoai tây màu xanh lục nguy hại cho hệ thần kinh

Các nhà khoa học khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm có thể gây hại cho hệ thống thần kinh. Sự mọc mầm diễn ra nhanh hơn khi khoai tây là giống vô cơ và không được xử lý hóa học. Nếu khoai tây vẫn tươi bị mọc mầm, bạn có thể dễ dàng cắt mầm và củ khoai có thể lưu giữ được phần lớn các giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, nếu khoai tây đã bị héo, cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những củ khoai tây này.

Không nên ăn quả hồng, cà chua, anh đào:

Sau khi ăn khoai tây, dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit clohidric, nếu như lại tiếp tục ăn 3 loại quả này, axit dạ dày cùng trái cây sẽ tạo ra phản ứng kết tủa, làm cho tiêu hóa và đào thải khó khăn, rất dễ dẫn đến chứng khó tiêu, biếng ăn.

Có thể bạn quan tâm:

 Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của sâm đương quy dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của lạc tiên dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của atiso dưới góc nhìn khoa học

No Comments

Post A Comment