Chất xơ có vai trò quan trọng như thế nào? Ăn nhiều chất xơ liệu có tốt?

Chất xơ có vai trò quan trọng như thế nào? Ăn nhiều chất xơ liệu có tốt?

Bạn thắc mắc vì sao chất xơ lại quan trọng trong sự chuyển hóa thức ăn của cơ thể và bạn nên cung cấp cho cơ thể như thế nào? 

Chất xơ là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh và được xem là phương pháp hiệu quả cho việc phòng ngừa cũng như điều trị chứng táo bón. Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau quả, lúa mì,… còn mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ khác cho cơ thể như giúp ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ngừa tăng cân và một số bệnh ung thư, đồng thời cũng tốt cho hệ tiêu hóa nữa. Hãy làm phong phú thực đơn hằng ngày của bạn bằng những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho tiêu hóa bạn nhé!

Cơ thể bạn cần bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Làm thế nào để ta xác định lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể? Tính trung bình, hầu hết mọi người cần khoảng 18g/ngày. Đối với trẻ em, lượng trung bình nên bổ sung mỗi ngày cho trẻ em như sau:

  • 2-5 tuổi: khoảng 15g;
  • 5-11 tuổi: khoảng 20g;
  • 11-16 tuổi: khoảng 25g;
  • 16-18 tuổi: khoảng 30g.

Phụ nữ cần ăn 25 g chất xơ mỗi ngày, đàn ông nên ăn khoảng 38 g mỗi ngày. Sau đây là một mẫu thực đơn kiểu Tây để có thể cung cấp 37 g chất xơ mỗi ngày cho bạn (bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những nguyên liệu này ở cửa hàng bán thực phẩm hoặc siêu thị ở Việt Nam):

  • Buổi sáng: Một phần ngũ cốc nguyên hạt, kèm với một nửa quả chuối và sữa nguyên kem;
  • Bữa ăn vặt: 24 hạt hạnh nhân trộn với một phần tư cốc nho khô;
  • Bữa trưa: Bánh sandwich Thổ Nhĩ Kỳ được làm theo công thức 2 lát bánh mì, kèm với xà lách và cà chuavà một quả cam;
  • Bữa xế: Sữa chua có kèm việt quất;
  • Bữa tối: Cá nướng ăn kèm với salad, nửa chén rau bina (rau chân vịt) nấu chín và nửa chén đậu lăng;
  • Bữa ăn khuya: 3 chén bỏng ngô.

Lợi ích của chất xơ đối với sức khỏe

1. Giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh

Chất dinh dưỡng này giúp cho sự chuyển động của ruột dễ dàng hơn, tăng thể tích phân và giúp việc đi tiêu dễ hơn. Nó cũng giúp bạn giảm và ngừa táo bón hay tiêu chảy. Thêm vào đó, ăn nhiều chất dinh dưỡng này cũng có thể làm giảm nguy cơ viêm ruột thừa, trĩ và sỏi thận, làm giảm axit dạ dày, nguy cơ trào ngược dạ dày (GERD) và loét dạ dày.

2. Chất xơ và cholesterol

Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, là một yếu tố quan trọng cần thiết cho một chế độ ăn bổ dưỡng. Chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng này có thể giảm LDL cholesterol (hợp chất này gọi là cholesterol “xấu” vì nồng độ cao có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim). Ăn nhiều chất xơ cũng có thể giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa, đây là hội chứng bao gồm các bệnh liên quan như bệnh mạch vành, đái tháo đường và đột quỵ. Chất xơ có thể giảm huyết áp, giảm viêm và cải thiện HDL cholesterol (giúp gỡ bỏ lớp chất béo tích tụ ra khỏi cơ thể bằng cách đưa chúng tới gan để tiêu huỷ. Hợp chất này gọi là cholesterol “tốt”. Nồng độ HDL cao đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc bệnh timthấp).

3. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan từ ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường tuýp 2. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, ăn các loại chất xơ hòa tan có thể làm chậm sự hấp thu đường và cải thiện nồng độ đường huyết.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều chất xơ có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng, giảm nguy cơ các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác như dạ dày, miệng và thực quản.

5. Làm đẹp da

 Ăn nhiều chất xơ đặc biệt là vỏ mã đề (một loại hạt cây) có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện sức khỏe và làn da của bạn.

Bạn nên thêm chất xơ nào vào thực đơn?

Chất xơ thường có nhiều trong các sản phẩm từ thực vật. Các loại thực phẩm như thịt, cá và các sản phẩm sữa không chứa chất này.

Ăn ngũ cốc nguyên hạt, nhiều trái cây và rau quả giúp đảm bảo cho cả người lớn và trẻ em ăn đủ lượng chất xơ cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), bạn có thể cần phải chọn lại loại và lượng phù hợp trong chế độ ăn uống sao cho phù hợp với các triệu chứng bệnh của bạn. Bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn thêm cho bạn về điều này.

Phân loại thực phẩm giàu chất xơ để bạn dễ tìm

Thực phẩm giàu chất xơ

Có hai loại chất xơ khác nhau – loại hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại đều có thể giúp cơ thể của bạn phát triển theo những cách khác nhau.

1. Chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có thể được tiêu hóa bởi cơ thể của bạn và giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Nếu bị táo bón, bạn nên tăng nguồn hòa tan nạp vào cơ thể chẳng hạn như trái cây và rau quả, yến mạch và hạt lanh vàng. Những thực phẩm trên sẽ giúp làm mềm phân và  khiến bạn dễ đi ngoài hơn. Chất xơ hòa tan còn có trong:

  • Lúa mạch và lúa mạch đen;
  • Các loại trái cây như chuối và táo;
  • Các loại rau củ như cà rốt và khoai tây;

2. Chất xơ không hòa tan

Loại này không thể hòa tan, cũng không thể tiêu hóa. Nó đi qua đường ruột của bạn mà không bị tan ra và giúp các thực phẩm khác di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Chúng còn giúp ruột khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa. Nếu bạn bị tiêu chảy, bạn nên hạn chế lượng chất xơ không hòa tan trong chế độ ăn uống của bạn.

Nguồn chất xơ không hòa tan tốt cho bạn bao gồm:

  • Bánh mì;
  • Cám;
  • Ngũ cốc;
  • Các loại hạt và hạt giống (trừ hạt lanh vàng).

Ăn các loại thực phẩm trên sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, và giảm cân dễ dàng hơn. Nếu bạn cần tăng lượng chất này trong chế độ ăn uống, chỉ nên tăng dần dần. Một sự gia tăng lượng chất xơ không hòa tan đột ngột có thể làm cho bạn bị đầy hơi, khó chịu, gây ra co thắt dạ dày. Bạn cũng nên uống nhiều nước, uống khoảng 1.2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn trong khi tập thể dục hoặc khi trời nóng.

Ăn nhiều chất xơ liệu có tốt cho sức khỏe?

Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong thực đơn giảm cân và chế độ dinh dưỡng hàng ngày, thế nhưng bạn vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu ăn quá nhiều chất xơ, bạn có thể gặp các vấn đề như đầy hơi, tiêu chảy và thậm chí không thể hấp thụ được khoáng chất. 

Chất xơ đơn giản là một loại carbohydrate được tìm thấy một cách tự nhiên trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật không thể tiêu hóa được ở người. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại hạt…

Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

• Chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan là một loại chất xơ thu hút nước và tạo thành gel. Loại gel này làm chậm quá trình tiêu hóa, có thể mang lại lợi ích cho việc giảm cân. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm yến mạch, các loại đậu và các loại hạt.

• Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan là loại chất xơ không hấp thụ nước. Bạn có thể tìm thấy chất xơ không hòa tan trong các loại thực phẩm như rau, trái cây, các loại hạt, cám lúa mì và các loại thực phẩm nguyên hạt như mì ống lúa mì và gạo lứt.

Chất xơ có trong rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày, vậy chất xơ có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta?

Lợi ích sức khỏe của chất xơ

ăn nhiều chất xơ

1. Giảm cân. Thực phẩm giàu chất xơ cũng có xu hướng hạ thấp mật độ năng lượng, có nghĩa là chúng sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn mà không tiêu thụ quá nhiều calo. Khái niệm này là cốt lõi giải thích tại sao một chế độ ăn uống giàu chất xơ lại giảm nhẹ tỷ lệ bệnh béo phì.

2. Giảm tình trạng huyết áp cao. Chất xơ có vai trò phòng ngừa huyết áp là do các chất dinh dưỡng như kali, canxi và magiê chứa trong các loại thực phẩm có nhiều chất xơ.

3. Ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết. Một lợi ích của việc cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn là làm giảm nguy cơ viêm túi thừa, một tình trạng trong đó các túi hình thành trong ruột kết bị nhiễm trùng.

Chất xơ giúp giữ thức ăn trong túi và di chuyển qua đường tiêu hóa. Bạn hãy sử dụng 25 đến 40g chất xơ mỗi ngày để giảm nguy cơ viêm túi thừa. Cả chất xơ hòa tan và không hòa tan đều có thể đóng vai trò trong việc ngăn chặn ung thư ruột kết.

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều chất xơ

Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, song bạn vẫn có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ sau đây nếu ăn quá nhiều chất xơ:

• Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: Việc ăn quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi và tiêu chảy. Sự gia tăng đột ngột về chất xơ, lượng nước uống không đủ, và không hoạt động, cùng với chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm tăng các triệu chứng này.

• Không thể hấp thụ khoáng chất: Khi bạn sử dụng nhiều hơn 50g chất xơ mỗi ngày, bạn cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ không thể hấp thu khoáng chất. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn sẽ bài tiết các khoáng chất có trong chất xơ thay vì hấp thu chúng. Một số khoáng chất có nguy cơ không hấp thu với lượng chất xơ dư thừa bao gồm canxi, magiê và phốt pho.

Vậy làm sao để bạn có thể tránh các tác dụng phụ khi ăn chất xơ để đảm bảo sức khỏe?

Cách ăn chất xơ tốt cho sức khỏe

Nếu bạn muốn bữa ăn đầy đủ chất xơ cho cơ thể khỏe mạnh, hãy ghi nhớ 5 nguyên tắc đơn giản dưới đây nhé:

1. Kết hợp chất xơ vào bữa ăn sáng: Đối với bữa sáng, hãy chọn một loại ngũ cốc ăn sáng nhiều chất xơ từ 5g chất xơ trở lên. Bạn nên chọn loại ngũ cốc có “ngũ cốc nguyên hạt”, “cám” hoặc “chất xơ”. Bạn có thể thêm một vài thìa cám lúa mì chưa qua chế biến vào ly ngũ cốc yêu thích của bạn.

2. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt: Hãy tìm bánh mì có chứa toàn bộ lúa mì, bột mì nguyên hạt hoặc các loại ngũ cốc khác và sử dụng ít nhất 2g chất xơ trong khẩu phần ăn. Bạn cũng có thể thử kết hợp với gạo lứt, lúa hoang, lúa mạch, mì ống nguyên cám…

3. Ăn các loại đậu: Các loại đậu như đậu que, đậu Hà Lan, đậu lăng… là nguồn chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm các loại đậu này vào các món súp hoặc cơm chiên.

4. Bổ sung nhiều trái cây và rau cải: Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ như lê, dâu tây, bơ, mâm xôi, chuối, táo cũng như vitamin và khoáng chất.

5. Làm đồ ăn nhẹ nhiều chất xơ: Trái cây tươi, rau sống, bắp rang ít chất béo và bánh quy nguyên hạt là tất cả những lựa chọn tốt. Một số ít các loại hạt hoặc trái cây sấy khô cũng là một món ăn lành mạnh giàu chất xơ.

Chất xơ tuy có lợi cho sức khỏe của bạn nhưng khi ăn quá nhiều chất xơ cơ thể bạn sẽ rối loạn và dẫn đến những bệnh về đường tiêu hóa rất khó chịu. Vì thế, bạn cần cân đối lượng chất xơ mỗi ngày và cố gắng bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn của mình.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn cần bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày với chế độ ăn 2.000 calo cho người lớn. Con số này cũng có thể phụ thuộc vào độ tuổi hoặc giới tính:

  • Phụ nữ dưới 50: 21 – 25g mỗi ngày
  • Đàn ông dưới 50: 30 – 38g mỗi ngày
  • Trẻ em từ 1 đến 18 tuổi: 14 – 31g chất xơ mỗi ngày

Thói quen ăn nhiều trái cây và rau củ quả không chỉ cung cấp vitamin mà còn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về liều lượng phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn do ăn quá nhiều chất xơ nhé!

Có thể bạn quan tâm:

 Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của sâm đương quy dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của lạc tiên dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của atiso dưới góc nhìn khoa học

No Comments

Post A Comment