Tía tô: Công dụng quý mà có thể bạn chưa biết

Tía tô: Công dụng quý mà có thể bạn chưa biết

Tía tô là loại cây rất dễ trồng, không đòi hỏi chăm bón phức tạp và cũng ít sâu bệnh, chỉ cần đất mùn và năng tưới hằng ngày là được. Mọi nhà nên trồng để sử dụng khi cần.

Tía tô là một loại rau thơm có trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt. Theo y học cổ truyền tía tô là một trong những vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết hết công dụng của chúng. Tía tô được dùng để giải cảm, khỏi sốt….cực hiệu quả. Ngoài ra tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm thì chúng sẽ bay hết. Dầu được ép từ các hạt tía tô có thể làm dầu ăn và làm thuốc để sử dụng.
Tía tô: Công dụng quý mà có thể bạn chưa biết

Chữa cảm mạo:

Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi – đậy vung kín và khi xông mở vung.

Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

Uống nước tía tô: Có 2 cách. Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này dùng cho trẻ em người già yếu.

Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu đậy bằng một cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa…

Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy

Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

Chữa đau bụng, đầy chướng

Nếu bạn bị đau bụng bạn có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất.

Kinh nghiệm dùng tía tô chữa các chứng ngộ độc, nhiễm độc

Ngộ độc thức ăn: Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn như cua cá.

Lá tía tô đủ dùng giã lấy nước cốt để uống: Nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát.

Tử tô giải độc thang: Lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 2-3 lần trong ngày – uống nóng.

Táo bón người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín.

Hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột.

Da mẩn ngứa, mụn cóc: Dùng lá tía tô xoa xát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát.

Có thể bạn quan tâm:

 Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của sâm đương quy dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của lạc tiên dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của atiso dưới góc nhìn khoa học

No Comments

Post A Comment