Thực phẩm hữu cơ – Bí quyết trẻ đẹp trong hành trình tìm về với tự nhiên

Thực phẩm hữu cơ – Bí quyết trẻ đẹp trong hành trình tìm về với tự nhiên

Thực phẩm hữu cơ, hay được biết đến với cái tên tiếng Anh thông dụng là là Organic food là một khái niệm khá mới mẻ đối với hầu hết người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nguồn gốc an toàn với môi trường cũng như bí quyết mang lại sự trẻ đẹp không tuổi của loại thực phẩm này khiến nó trở thành xu hướng được ưa chuộng đặc biệt của những người tiêu dùng thông thái. Cùng tìm hiểu đôi nét về thực phẩm hữu cơ và lý giải tại sao nó lại thu hút được sự quan tâm cũng như yêu mến nhiều đến vậy nhé!

Thực phẩm hữu cơ organic
Thực phẩm hữu cơ organic

1. Tìm hiểu đôi nét về thực phẩm hữu cơ trong cuộc sống hiện đại

  • Nguồn gốc ra đời của thực phẩm hữu cơ?

Sự xuất hiện của thực phẩm hữu cơ bắt nguồn từ những lo lắng, than phiền cũng như tư tưởng phản đối với việc sử dụng các hóa chất độc hại một cách ồ ạt để tăng năng suất cây trồng cũng như vật nuôi. Thực phẩm sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thức ăn tăng trọng, ….được liệt kê vào các hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Chính vì vậy, thực phẩm hữu cơ với cơ sở nguồn gốc “tự nhiên” hay “ít hóa chất” là giải pháp cứu nguy cho người dùng trong cuộc sống hiện đại. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ cũng được biết đến lần đầu với quan niệm “nông trại là một cơ thể” để tái hiện một nền nông nghiệp cân bằng hệ sinh thái, đi ngược lại với nền nông nghiệp hóa học trước đó.

Theo tổ chức Y tế thế giới, nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa chất hay thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Chính vì vậy, nông nghiệp hữu cơ không chỉ duy trì độ phì nhiêu của tài nguyên đất, giữ nguồn nước sạch, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường mà còn đảm bảo tuyệt đối sức khỏe cho con người và vật nuôi.

Thực phẩm hữu cơ gắn liền với nền nông nghiệp hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ gắn liền với nền nông nghiệp hữu cơ
  • Phân loại thực phẩm hữu cơ

+ Thực phẩm hữu cơ động vật: Một loài động vật được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ phải đảm bảo các tiêu chí sau: Được nuôi ở những vùng riêng biệt, Không sử dụng hóa chất nào trong nguồn nước ăn và thức uống, Quá trình sinh trưởng không sử dụng bất cứ loại thuốc kích thích nào ngoại trừ thuốc kháng sinh để chữa bệnh (Sử dụng trước 90 ngày giết mổ).

+ Thực phẩm hữu cơ thực vật: Thực vật được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ có các đặc điểm sau: Các loại rau củ quả được trồng hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất hay phân bón hóa học trong chăm sóc, tưới tiêu (Phân bón được lấy từ xác động vật hay pha trộn từ các phân hữu cơ cây cỏ mục nát), sử dụng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác để diệt trừ sâu bọ.

Thực phẩm hữu cơ thực vật
Thực phẩm hữu cơ thực vật
  • Hiểu đúng nhãn hiệu thực phẩm hữu cơ như thế nào?

Để dán nhãn một sản phẩm là thực phẩm hữu cơ – Organic, nhà sản xuất phải nói không với việc sử dụng hóa chất trong 3 năm trước thu hoạch. Đồng thời, chính quyền sẽ thanh tra nông trại để xem xét sản phẩm cũng như phương thức nuôi trồng có đảm bảo các tiêu chí đã đề ra hay chưa.

Khi đó, thực phẩm hữu cơ được chứng nhận trên thị trường sẽ được gắn các nhãn mác tương ứng với ý nghĩa như sau:

+ Sản phẩm gắn nhãn “100% Organic” chỉ các thực phẩm 100% hữu cơ, không chứa thêm bất cứ chất nào.

+ Sản phẩm gắn nhãn “Organic” chỉ các thực phẩm có thành phần >95% hữu cơ.

+ Sản phẩm gắn nhãn “Made with Organic Ingredients” chỉ các thực phẩm có ít nhất 70% hữu cơ và không có thành phần phụ gia nào.

+ Sản phẩm gán nhãn “Some organic ingredients” chỉ các thực phẩm có dưới 70% thành phần hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ 100% Organic
Thực phẩm hữu cơ 100% Organic

2. Đặc điểm nổi bật của thực phẩm hữu cơ

  • Ưu nhược điểm của thực phẩm hữu cơ

+ Ưu điểm: Đảm bảo an toàn với hàm lượng thuốc trừ sâu bọ hoặc các hóa chất có thể có dưới mức cho phép. Thịt động vật được nuôi trong môi trường gần gũi với con người và thiên nhiên, không có kháng sinh hoặc kích thích tăng trưởng. Bảo vệ môi trường cũng như sự màu mỡ của đất đai tuyệt đối nhờ áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên

+ Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với các thực phẩm thông thường nhiều lần, dễ bị hao hụt và nhiễm trùng. Thực phẩm hữu cơ thực vật như rau củ khi còn tươi trông không được hấp dẫn và kích thước nhỏ. Ngoài ra, quá trình chăm sóc cũng tốn thời gian và công sức hơn.

  • Hai vấn đề nổi cộm của thực phẩm hữu cơ

+ Năng suất và sản lượng: Với khởi đầu được xem như một sản phẩm “xa xỉ” dành cho giới thượng lưu muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Giờ đây, thực phẩm hữu cơ trở nên gần gũi hơn với mọi người tiêu dùng bởi quá trình sản xuất thân thiện với môi trường, hạn chế ô nhiễm, … về lâu dài là giải pháp hữu ích giúp hạn chế đói nghèo. Bởi canh tác hữu cơ có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho việc sử dụng các hóa chất và năng suất đủ nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay.

+ Tính ưu việt so với thực phẩm hóa học: Thực phẩm hữu cơ được công nhận đảm bảo an toàn, vệ sinh tuyệt đối cũng như cung cấp giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thực phẩm hữu cơ – Xu hướng lựa chọn mới của người tiêu dùng thông minh
Thực phẩm hữu cơ – Xu hướng lựa chọn mới của người tiêu dùng thông minh

Xem thêm:

Thực trạng thực phẩm sạch trong xã hội hiện đại

Một số bí kíp giúp phân biệt thực phẩm sạch

Địa chỉ bán thực phẩm sạch uy tín tại Hà Nội

3. Phân biệt thực phẩm hữu cơ và các khái niệm khác dễ gây nhầm lẫn

Các nhãn hiệu và khái niệm dưới đây dễ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với thực phẩm hữu cơ trong công cuộc tìm kiếm “thực phẩm sạch” của người tiêu dùng. Chúng đều mang những ý nghĩa riêng được hiểu chung chung là “ thân thiện với môi trường” nhưng không phải là hữu cơ.

  • Organic và Locally Grown (Nuôi trồng tại địa phương)

Locally Grown thường được ghi trên bao bì nhưng không phải là một nhãn hiệu chính thức hàm ý các thực phẩm được nuôi trồng tại địa phương. Đây là một khái niệm khá mơ hồ bởi thực phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương cũng như sản phẩm địa phương không có nghĩa là sản phẩm hữu cơ.

Thực phẩm nuôi trồng tại địa phương
Thực phẩm nuôi trồng tại địa phương
  • Organic và Natural (Tự nhiên)

Natural nghĩa là tự nhiên thường được ghi trên bao bì đa dạng các sản phẩm chăm sóc cơ thể, vệ sinh cũng như đồ chơi. Đây cũng không phải là một nhãn hiệu chính thức và tự nhiên cũng không có nghĩa là hữu cơ, bởi đã là tự nhiên thì không thể chứa các thành phần nhân tạo hay thêm màu sắc có trong đó.

Thực phẩm tự nhiên
Thực phẩm tự nhiên
  • Organic và Free-Range (Nuôi thả tự do)

Các sản phẩm như bơ, sữa, trứng, thịt gia cầm như gà, ngan, vịt, … được đính kèm nhãn “Nuôi thả”, mặc dù nó không phải là một nhãn chính thức. Động vật có thể tốt hơn trong điều kiện nuôi thả nhưng không có nghĩa là hữu cơ, bởi đây không phải là tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm hữu cơ.

Thực phẩm nuôi thả
Thực phẩm nuôi thả
  • Organic và Biodynamic (Đa dạng sinh học)

Biodynamic là một nhãn chính thức được chứng nhận theo các tiêu chuẩn nhất định chỉ các sản phẩm đa dạng sinh học. Hai khái niệm organic và biodynamic hoàn toàn khác nhau, và 1 sản phẩm có thể gắn cả 2 nhãn này nếu đủ điều kiện.

Thực phẩm sinh học năng động
Thực phẩm sinh học năng động
  • Organic và Hormone-Free (Không kích thích tăng trưởng)

Đây cũng là một nhãn không chính thức thường có trên các thực phẩm như bơ, thịt, sữa, … Tuy nhiên khái niệm không có chất tăng trưởng sai về mặt kỹ thuật bởi tất cả các loại động vật được sinh ra với kích thích tố, do đó chuẩn nhất là “ không có hormone nhân tạo”.

Thực phẩm không có chất tăng trưởng
Thực phẩm không có chất tăng trưởng
  • Organic và Fair Trade (Mậu dịch công bằng)

Nhãn “Mậu dịch công bằng” chỉ các sản phẩm hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, người công nhân và nông dân trang trại được nhận các điều kiện thỏa đáng và công bằng. Đây không phải là thực phẩm hữu cơ, bởi organic không liên quan đến điều kiện lao động cũng như nguồn gốc xuất xứ.

Thực phẩm mậu dịch công bằng
Thực phẩm mậu dịch công bằng
  • Organic và GMO Free (Không chứa thành phần biến đổi gen)

GMO Free – Không chứa thành phần biến đổi gen mới chỉ được công nhận ở một số tổ chức nghiên cứu. Nó chỉ tương đồng ở một mức độ nào đó với Organic nhưng không có nghĩa là được nuôi trồng bằng chất hữu cơ như organic.

Thực phẩm không biến đổi gen
Thực phẩm không biến đổi gen
  • Organic và Gap (Thực hành nông nghiệp tốt)

Sản phẩm thực hành nông nghiệp tốt không phải là organic, mà nó chỉ các sản phẩm được sản xuất có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, … có kiểm soát về hàm lượng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc toàn cầu.

Thực phẩm thực hành nông nghiệp tốt
Thực phẩm thực hành nông nghiệp tốt

Khi các thực phẩm “bẩn” không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được bày bán la liệt gây tâm lý hoang mang và là hồi chuông cảnh tỉnh đối với người tiêu dùng. Thì, mỗi cá nhân cần thiết phải ý thức hơn bao giờ hết về bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ sức khỏe của chính mình với xu hướng thực phẩm hữu cơ mới này nhé!

Có thể bạn quan tâm:

 Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của sâm đương quy dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của lạc tiên dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của atiso dưới góc nhìn khoa học

No Comments

Post A Comment