Sự thật tác dụng của Dây thìa canh với Đái Tháo Đường

Sự thật tác dụng của Dây thìa canh với Đái Tháo Đường

Dây thìa canh được biết đến là thảo dược  quý với đái tháo đường, đây là loại cây có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết tốt ở người bệnh đái tháo đường tuyp 1 và 2. Ngoài ra, cây còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh khác cho con người. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin qua bài viết: Tác dụng của Dây thìa canh với Đái Tháo Đường

thia_canh

Đặc điểm dây thìa canh

Dây thìa canh hay còn gọi là dây muôi, lõa ti rừng, là một loài cây thân thảo thuộc chi lõa ti họ Apocynaceae, bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ.Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006. Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Loại cây này ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá…

Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng. Thân có lóng dài 8–12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5–8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15 mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm. Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.

Trong dây thìa canh có chứa nhiều thành phần hóa học có tính sinh học tốt

Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 (Tên khoa học Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,… Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu.

Acid Gymnemic còn ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.

Ngoài ra trong Dây thìa canh còn chứa peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá Dây thìa canh tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.

Tác dụng của Dây thìa canh với Đái Tháo Đường

Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, đây là một bệnh khá nguy hiểm và rất dễ mắc phải ở những người trung niên, đặc biệt gặp nhiều ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, trong đó việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích quá nhiều, hay ăn uống không đúng cách cũng là nguyên nhân thường gặp. Khi mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, chuyển qua giai đoạn sau thì người bệnh thường có dấu hiệu đi tiểu thường xuyên, mắt mờ, cơ thể luôn mệt mỏi, sụt cân đột ngột, khô miệng…

Với y học hiện đại như hiện nay, việc chữa trị bệnh cũng không còn khó khăn như trước. Tuy nhiên, chúng ta cần kết hợp giữa tây y và đông y, các bài thuốc cổ truyền thì việc điều trị diễn ra tốt hơn. Đặc biệt, phương pháp điều trị tiểu đường bằng thuốc nam sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí và đảm bảo không gây ra tác dụng phụ.

PGS Trần Văn Ơn đã nghiên cứu và kiểm nghiệm rằng trong cây dây thìa canh có dược tính GS4 có tác dụng hạ đường huyết. Bởi GS4 có hàm lượng Acid gymnemic cao, một chất có tác dụng làm sản sinh tế bào beta tại tuyến tụy, do đó tăng lượng insilin đồng thời tăng hoạt lực insilin. Từ đó, giúp cơ thể có khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.

Không chỉ vậy, còn giúp ức chế hấp thụ đường ở ruột, ngăn ngừa không cho hấp thụ đường từ ruột vào máu. Đồng thời ức chế gan tái tạo glucose vào máu, kích thích các enzyme tiêu thụ đường dư thừa tại các mô cơ. Chính vì vậy, mà dây thìa canh được xem là bài thuốc quý trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Capture

Ngoài ra, dây thìa canh còn có nhiều tác dụng khác như:

+ Lá thìa canh được dùng thuốc giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
+ Khi bị rắn cắn có thể dùng lá thìa canh đắp lên vết thương, đồng thời dùng nước sắc dây thìa canh để uống giải độc rắn cắn.
+ Giúp giải độc cho người bị ngộ độc.
+ Giúp ổn định đường huyết, đặc biệt những người cao huyết áp.

Sử dụng dây thìa canh đúng cách

Dây thìa canh rất an toàn khi sử dụng, phụ nữ đang cho con bú vẫn sử dụng được bình thường nhưng với lượng thấp hơn. Định lượng sử dụng dây thìa canh cho phụ nữ đang cho con bú là: 25g/người/ngày.

Tiểu đường là một căn bện nguy hiểm và chưa có thuốc chữa khỏi, song ta vẫn kiểm soát được nếu có một sự hiểu biết cơ bản về bệnh và đặc biệt là có một lối sống khoa học, ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc hợp lý. Hãy tìm hiểu kỹ về căn bệnh của mình để luôn có sự điều chỉnh hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh, để tiểu đường không còn là nỗi lo với bạn.

Liều dùng mỗi ngày:

+ Định lượng : Ngày dùng 50gram
+ Lượng nước sử dụng: 1.5 lít nước.
+ Cách dùng: Lấy 50 gram dây thìa canh rửa sạch, đun sôi 50 gram dây thìa canh với 1,5 lít nước trong thời gian 15 phút. Chắt nước uống hàng ngày ( Lưu ý nên uống cách bữa ăn khoảng 30 phút).

Qua bài viết: Tác dụng của Dây thìa canh trị đái tháo đường hi vọng giúp mọi người hiểu được phần nào về loại cây này và áp dụng chữa bệnh đúng cách, mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Tham khảo thêm tại đây

No Comments

Post A Comment