Hồng hoa (còn gọi là nghệ tây, Saffron) thuộc loại gia vị đắt nhất thế giới, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại thì cũng vô giá.

Đông y cho rằng, nghệ tây có thể điều tiết âm dương cơ thể đến trạng thái cân bằng, khi đó tự nhiên sẽ tăng cường miễn dịch. Phụ nữ có thể dùng nghệ tây để dưỡng da, điều hòa kinh nguyệt, hoạt huyết bổ khí…

Nghệ tây hay còn gọi là Hồng hoa, hoa hồng tây, có nguồn gốc ở Hy Lạp, sau đó thông qua Tây Tạng du nhập vào Trung Quốc. Hiện nay Iran là nơi sản xuất nghệ tây lớn nhất trên thế giới, chiếm hơn ½ tổng sản lượng sản xuất trên thế giới. Đây là gia vị đắt nhất trên thế giới, vì phải mất khoảng 16 nghìn bông hoa mới thu được 100g đầu nhụy của hoa. Đông y cho rằng, nó có tác dụng làm lưu thông máu và nhiều công dụng khác rất hiệu quả và thiết thực.

Dưới đây là 6 tác dụng đáng kinh ngạc của nghệ tây.

Làm đẹp dưỡng da

Dùng trà hoa nghệ tây có hiệu quả cao trong hoạt huyết thông mạch. Mỗi ngày uống khoảng từ 0.1 -0.5g nghệ tây, sau một thời gian bạn sẽ thấy da trở nên đẹp đẽ, huyết khí được điều hòa, giúp thông kinh. Nó còn có thể làm giảm các vết nám tàn nhang trên da mặt, điều chỉnh các nơi trên thân thể người phụ nữ một cách hoàn hảo nhất. Nghệ tây giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể, khiến người phụ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng quyến rũ. Dùng nghệ tây nghiền thành bột đắp mặt, có công dụng làm da trắng đẹp, chống ô xy hóa và lão hóa da…

Cải thiện thị lực

Nghệ tây còn có thể cải thiện lưu thông máu ở võng mạc mắt, bảo vệ tầng bên trong của lớp võng mạc. Có thể cải thiện việc thiếu máu ở võng mạc mắt đối với những người bị nhẵn áp cao làm tổn thương võng mạc mắt. Không những thế, nghệ tây còn cung cấp các hoạt chất nhóm carotenoid, tăng cường khả năng chống ô xy hóa, có tác dụng tích cực đối với những người già bị thoái hóa điểm vàng. Nó giúp hạ nhãn áp đối với người bị tăng nhẵn áp mang tính nguyên phát.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Cuộc sống áp lực cao, do đó phụ nữ ngày nay dễ phát sinh vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Nhiều người thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, gây ra phiền phức trong công việc. Sử dụng nghệ tây sẽ có tác dụng thông kinh, dưỡng huyết một cách toàn diện. Có thể thông qua việc uống trà hoa nghệ tây để điều tiết, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu là trong kỳ kinh thì không nên uống.

(Ảnh: Fotolia)
(Ảnh: Fotolia)

Điều trị rối loạn nội tiết tố

Thường xuyên uống trà nghệ tây còn có thể thúc đẩy khí huyết cơ thể lưu thông, khả năng cung cấp ô xy trong máu sẽ tăng lên, giúp điều tiết hệ thống nội tiêt tố trong cơ thể, cuối cùng đạt hiệu quả tăng cường thể chất.

Bảo vệ tim mạch

Vì nghệ tây có tác dụng lưu thông kinh lạc, nên nó có tác dụng trong việc bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể, có hiệu quả trong việc bảo vệ mạch máu não, phòng tránh các bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Người trung niên và người già thường xuyên dùng nghệ tây, sẽ hỗ trợ phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim và huyết khối não. Nghệ tây có thể tăng cường sự trao đổi chất, làm giảm sự ô xy hóa, do đó có tác dụng trong việc bảo vệ hệ tim mạch.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Thường xuyên uống trà nghệ tây sẽ giúp lưu thông khí huyết, kháng viêm một cách tự nhiên. Khi các hoạt chất từ nghệ tây đi vào cơ thể, chúng điều chỉnh toàn bộ thân thể một cách tự nhiên để mang lại hiệu quả rất tốt. Đông y cho rằng, nghệ tây có thể điều tiết âm dương trong cơ thể đạt tới trạng thái cân bằng, nếu âm dương cân bằng tự nhiên sẽ tăng cường được hệ miễn dịch.

Nghệ tây thường được dùng làm hương liệu trong công nghệ thực phẩm. Thông thường khi uống hoặc ăn đều không gây ra nguy hại, nhưng nếu dùng quá liều lượng sẽ bị nguy hiểm trúng độc cấp tính. Nếu như 1 lần uống quá 5g nghệ tây sẽ có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như: rối loạn nội tiết, tinh thần phấn khích thái quá… Trong sách “Bản Thảo Cương Mục” của danh y Lý Thời Trân đời nhà Minh viết, nghệ tây có các tác dụng như an thần, giảm đau, hoạt huyết… nhưng đồng thời còn làm băng huyết, sẩy thai, thúc đẩy cơn co tử cung, vì vậy phụ nữ đang mang thai không được sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

 Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của sâm đương quy dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của lạc tiên dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của atiso dưới góc nhìn khoa học