Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của bạch thược

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của bạch thược

Bạch thược là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc cổ truyền Việt Nam, chuyên trị các chứng đau bụng, tả lỵ, hội chứng ruột kích thích, rong huyết, hoa mắt chóng mặt…

Giới thiệu chung về bạch thược

Công dụng của bạch thược và những bài thuốc cổ truyền từ bạch thược

Bạch thược hay còn gọi là mẫu đơn trắng, có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall., thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Bạch thược rất dễ bị nhầm thành thược dược (Dahha variabilis Desf., họ Cúc Asteraceae) như theo một số sách. Bạch thược thuộc loài thân thảo, sống lâu năm, cao từ 50 – 80 cm. Cây có rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, ruột màu trắng hoặc hồng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài, chia thành 3 – 7 thùy. Hoa to, mọc riêng lẻ ở ngọn thân, nhiều cánh màu trắng, nhị vàng.

Công dụng của bạch thược và những bài thuốc cổ truyền từ bạch thược (Hình 2).

Từ những năm 1970, giống bạch thược được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao như Sa Pa, Tam Đảo.

Bộ phận dùng

Người ta thu hái rễ bạch thược khi cây được từ 3 – 5 năm tuổi vào vụ hè thu. Rễ được làm sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi, loại rễ con, gọt bỏ vỏ ngoài, đồ lên rồi phơi. Nhưng sau khi phơi 1 – 2 ngày lại tẩm nước cho mềm, lăn tròn rồi tiếp tục phơi khô.

Công dụng của bạch thược và những bài thuốc cổ truyền từ bạch thược (Hình 3).

Rễ bạch thược

Thành phần hóa học

Trong rễ bạch thược có chứa hoạt chất chính là paconiflorin – một glycosid hàm lượng tới 3.30 – 5.70%, oxypaeoniflorin, tinh bột, tannin, canxi oxalate, và các hợp chất triterpene và flavonoid…

Tác dụng dược lý

Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra rằng bạch thược có các tác dụng dược lý sau:

– Tác dụng kháng khuẩn:

Bạch thược có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn trực khuẩn lỵ, tụ cầu, thương hàn, phế cầu, trực trùng bạch hầu…

– Tác dụng lên sự co bóp của ống tiêu hóa:

Dịch chiết bạch thược khi sử dụng liều thấp gây ức chế; liều cao lúc đầu gây kích thích, sau gây ức chế sự co bóp của ruột thỏ thực nghiệm. Tác dụng này chủ yếu liên quan đến hoạt chất chính paconiflorin của bạch thược. Vì vậy mà vị thuốc này hay được dùng để trị các chứng đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích.

– Tác dụng kháng cholin:

Giúp làm giảm sự co thắt, chống tiêu chảy và giảm đau do co thắt đường ruột.

Tính vị, công năng, công dụng

Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can (gan), tỳ (ruột), phế (phổi) có tác dụng bình can, giảm đau, dưỡng huyết điều kinh, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu.

Bạch thược thường được dùng để chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp quá mạnh, hoa mắt chóng mặt, các bệnh lý về mạch máu như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não, bế kinh, mồ hôi trộm…

Bài thuốc dân gian có bạch thược

– Bạch thược cam thảo thang (bài thuốc của Trương Phong Cảnh)

Bạch thược 8g, cam thảo 4g, sắc chia 2 lần uống trong ngày hoặc tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần.

Bài thuốc này chữa các chứng hai chân và đầu gối đau nhức, khó co duỗi, đau bụng, háo khát, đái đường.

– Bài thuốc chữa nhức đầu, hoa mắt

Quế chi gia linh truật thang: Bạch thược, quế chi, đại táo, sinh khương, phục linh, bạch truật mỗi vị 6g, cam thảo 4g. Sắc chia 3 lần uống trong ngày.

– Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy

Bạch thược, trắc bách diệp sao sém đen, mỗi vị 12 – 20g, sắc uống (theo sách Nam dược thần hiệu).

Có thể bạn quan tâm:

 Công dụng của tía tô dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của sâm đương quy dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của lạc tiên dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường dưới góc nhìn khoa học

Công dụng của atiso dưới góc nhìn khoa học

No Comments

Post A Comment